Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Lý Thừa Vãn có tổ tiên là người Việt
Adcentral - Bị mất ngôi vào tay nhà Trần, Lý Long Tường đã cùng tôn thất nhà Lý vượt biển sang Cao Ly lánh nạn truy sát. Tại đây họ đã lập chiến công lớn khi đánh bại quân Mông Thát. Từ đây, dòng họ Lý Hoa Sơn phát tích và hậu duệ của họ Lý sau này đã trở thành tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc suốt 3 nhiệm kỳ liền.

Bị ép nhường ngôi vua, tôn thất tha hương đến tận Cao Ly

Vào năm 1224 nhà Lý suy thoái, Trần Thủ Độ ép vua phải nhường ngôi cho công chúa còn nhỏ là Lý Chiêu Hoàng. Năm sau Trần Thủ Độ lại ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Lý bị mất từ đó. Để phòng trừ hậu họa, Trần Thủ Độ loại dần nhà Lý và ngầm diệt trừ  dòng họ này.

Để tránh sự truy sát của nhà Trần, Lý Long Tường cùng khoảng 6.000 gia nhân cùng tôn thất nhà Lý quyết định vượt biển ra nước ngoài. Khi đến Trấn Sơn - Bồn Tân - Hoàng Hải thuộc bờ biển phía tây Cao Ly thì bị bão đánh dạt vào đất liền.
 
Tương truyền ngay trước đó vua Kojong của Cao Ly nằm mộng thấy con chim  lớn bay từ phương Nam lên đậu lại bên bờ Tây Hải, như báo điềm gặp được dũng tướng phương xa.Vì vậy khi đoàn thuyền nhà Lý đến ông cho đón tiếp ân cần và đồng ý cho ở lại.
 
Tại đây, dòng họ bắt tay xây dựng cuộc sống lưu vong trên đất khách bằng các nghề trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá và mở trường dạy thi phú, lễ nhạc, võ thuật... 
 
 
Lý Long Tường giúp đánh bại quân Mông Thát

anh-4-Ly-Long-Tuong.jpg
 

Lễ trao tộc phả Hoàng thân Lý Long Tường

Năm 1231 quân  Mông Cổ tiến đánh Cao Ly qua hai đường thủy bộ. Trước tình hình này, Lý Long Tường lãnh đạo gia thuộc, dân binh sát cánh cùng quân triều đình chặn đứng quân Mông Thát.
 
Ông còn mang binh pháp Đại Việt ra để tham mưu cho các tướng lĩnh Cao Ly và kết quả cùng lập chiến công lớn khi đánh bại giặc Nguyên Mông”. Vua Kojong đã phong Lý Long Tường làm tướng quân, cho lập bia ghi ơn công trạng Lý Long Tường tại nơi quân Nguyên Mông đầu hàng (gọi là “Thụ hàng môn”), đổi tên nơi họ Lý trú ngụ là Hoa Sơn. Ông thường cưỡi ngựa trắng đôn đốc binh sĩ, nên người dân trong vùng thường gọi ông là Bạch Mã tướng quân quân hay còn gọi là Hoa Sơn tướng quân.
 
Mặc dù được vua sở tại trọng thị, lập chiến công hiển hách nhưng Hoa Sơn tướng quân vẫn không nguôi nỗi nhớ về quê cha đất tổ. Ông cho xây dựng một ngôi đình kiểu Đại Việt để thờ các vị vua Lý và muốn mọi người có một nơi chốn cụ thể để hoài niệm cố hương. Vào cuối đời, ông hay lên đỉnh núi Quảng Đại, ngồi nhìn về phương Nam xa xăm mà lệ tuôn trào vì nỗi nhớ quê. Vì thế ngày nay nơi này được gọi là Vọng quốc đàn.
 

 anh-3.jpg
 

“Thụ hàng môn” - nơi có bia ghi ơn công trạng Lý Long Tường tại Hoa Sơn - Ảnh chụp lại từ “Hoa Sơn Lý thị tộc phổ”
 
 
Các hậu duệ của Lý Long Tường đã làm nên trang sử vẻ vang tại đất Hàn

Đến hậu duệ đời thứ 6 của Lý Long Tường, danh sĩ Lee Maeng Woo trung thành với triều đình Goryeo đến nỗi khi triều đại vua Chosun bắt đầu thì ông quyết từ quan trở về quê ở ẩn để thể hiện lòng trung nghĩa “một tôi trung không thể thờ hai vua. Dòng họ Lý đã trung thành và chính trực rất đáng tự hào trên đất khách.
 
Dòng họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc thừa nhận cựu tổng thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của hoàng thân Lý Long Tường. Nhiều người thuộc dòng họ Lý tại Hàn Quốc còn cho biết trước năm 1975, ông Lý Khánh Huân - hậu duệ đời thứ 30 của Lý Long Tường - đã cất công sang Sài Gòn tìm kiếm cội nguồn nhưng ông chưa thể toại nguyện trong lúc đất nước Việt Nam còn chiến tranh.
 
 anh-4-Ly-Thua-Van.jpg
 

Ảnh Lý Thừa Vãn

Bộ phim tư liệu quí giá do Đài truyền hình quốc gia KBS thực hiện về dòng họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc (phát sóng cuối năm 1995).  Bộ phim chứa thông tin về một cột mốc quan trọng: Ngày 18-5-1994, người con của ông Lý Khánh Huân là ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 - đã sang Việt Nam, lần đầu tiên về đến tận từ đường họ Lý ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để làm lễ cúng bái tổ tiên ở đền Lý Bát Đế.
 
Năm 1995, Ông Lý Xương Căn (từng làm chủ tịch ủy ban tổ chức những người họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc) - người con hậu duệ đời thứ 31 ấy lại trở về VN nhiều lần. Ông dự lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9 tại quảng trường Ba Đình, được gặp Tổng bí thư Đỗ Mười và đã tặng nhà lãnh đạo VN tấm liễn có dòng chữ đầy ý nghĩa: “Tuy sống nơi xa vạn dặm. Nhưng lòng vẫn luôn hướng về Việt Nam”. Năm 2001, ông Lý Xương Căn thành lập Công ty cổ phần Việt Lý hoạt động trong ngành xử lý nhựa ở Hà Nội. Năm 2005, ông bắt đầu xúc tiến việc xây nhà thờ tổ tại huyện Từ Sơn.
 
Sau bộ phim tư liệu của Đài KBS, đến lượt Đài truyền hình tư nhân SBS cũng sang VN thực hiện phóng sự tài liệu về chuyến đi tìm về cội nguồn của những hậu duệ Lý Long Tường mang tên “Trở về quê hương sau 800 năm”. Phóng sự này phát sóng tại Hàn Quốc năm 2002 tiếp tục tạo nên sự xúc động đối với nhiều người mang dòng họ Lý sống trên đất khách.



Đài truyền hình VN phát sóng chương trình về việc hậu duệ nhà Lý tìm về cội nguồn.
 
Tại Hàn Quốc, hậu duệ của Hoàng tử Lý Long Tường có nhiều người thành danh như ông Lý Tường Tuấn là Chủ tịch tập đoàn Golden Bridge đang làm ăn ở Việt Nam, ông Lee Hee Boem là cựu Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, ông Lee Chang Kem là Chủ tịch tập đoàn lớn kinh doanh ở Việt Nam…

Theo báo Tuổi Trẻ, ông Lý Tường Tuấn - người con hậu duệ đời thứ 36 của dòng họ Lý Long Tường đã nói: “Hồi nhỏ, cha tôi vẫn luôn nói với tôi: “Tổ tiên của con là người VN”. Lúc nhỏ tôi chưa tin điều này. Nhưng giờ đây tôi có thể tự hào: “Tôi là người VN!”
 
 anh-5-ong-Ly-Tuong-Tuan---Thu-tuong-Phan-Van-Khai-tiep-4-1-2006-tai-HN.jpg
 

Ông Lý Tường Tuấn (trái) được Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp vào ngày 4-1-2006 khi sang Hà Nội xúc tiến đầu tư
 
Ông Lý Tường Tuấn là chủ tịch Tập đoàn tài chính Golden Bridge ở trung tâm Seoul. Ông đã bộc bạch: “Tôi khao khát góp tay giúp đỡ sự phát triển kinh tế của VN”.
 
Người hậu duệ dòng họ Lý ấy đã không nói suông. Ông đã đầu tư lớn về VN thông qua Tập đoàn tài chính Golden Bridge vào năm 2000. Năm 2006, Golden Bridge sở hữu nguồn vốn khoảng 300 triệu USD với mười công ty con bao gồm công ty cho vay tài chính, công ty điều hành quĩ đầu tư, công ty chứng khoán, tái cơ cấu doanh nghiệp...

Bài viết được nhiều người xem:

Tiết lộ bất ngờ trong bài phát biểu của TBT Lê Duẩn về Trung Quốc
 

Có hai họ Lý

 

Trước khi Lý Long Tường sang Cao Ly năm 1226, đã có một người thuộc vương triều Lý là Kiến Hải vương Lý Dương Côn, chức tước đô đốc thủy quân, cũng mang gia quyến lên thuyền lưu vong đến Cao Ly vào năm 1150 (tức trước Lý Long Tường 76 năm). Lý Dương Côn là hoàng tử con nuôi của vua Lý Nhân Tông, khi vua Lý Thần Tông băng hà, triều thần muốn đưa Lý Dương Côn lên làm vua nhưng không được, rốt cuộc ông phải ra đi để tránh bị diệt trừ hậu họa trong cuộc tranh giành ngôi báu lúc bấy giờ.

 
Tại Hàn Quốc, giáo sư sử học Pyun Hong Kee đã công bố công trình nghiên cứu của mình về dòng họ Lý gốc Việt thứ hai tại Hàn Quốc, được gọi là dòng họ Lý Tinh thiện - hậu duệ của Lý Dương Côn. Theo gia phả “Tinh thiện Lý thị tộc phả” lưu tại Thư viện quốc gia Hàn Quốc, hậu duệ đời thứ 6 của Lý Dương Côn là một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Cao Ly: tướng quân Lý Nghĩa Mẫn nổi lên dưới triều vua Uijiong, kế đó theo phò tướng Jeong Jung-bu, sau này giữ chức tể tướng suốt 14 năm.
 
 
Tiếc là một cuộc binh biến trong triều đã hạ sát Lý Nghĩa Mẫn cùng các con trai, chỉ còn một người anh bà con trốn thoát. Từ đó dòng họ Lý Tinh thiện phát triển không mạnh mẽ dù hậu duệ vẫn còn đến hôm nay (như giáo sư Lý Gia Trung ở Đại học Seoul). Công lao của tể tướng Lý Nghĩa Mẫn từng được phản ánh trong một bộ phim truyền hình nhiều tập thể loại dã sử do Đài truyền hình KBS phát sóng cuối năm 2002, trong đó đề cập cụ thể Lý Nghĩa Mẫn có dòng dõi từ vua nhà Lý ở An Nam.



Đài truyền hình giới thiệu bộ phim về Hoàng tử Lý Long Tường
 
 
Như vậy, tuy thất thế tại Việt Nam cố quốc, nhưng 02 dòng họ Lý tha hương đã làm nên trang sử vẻ vang trên đất khách quê người. 

Adcentral (Tổng hợp)
Thăm dò ý kiến Nhận xét của bạn về trang web này?
 
43%
 
23%
 
28%
 
4%