Sức mạnh của đồng tiền

(Adcentral) - Trong cuộc sống, mọi người thường có thái độ tiêu cực đối với đồng tiền, coi đó là nguồn gốc của mọi sự xấu xa. Nhưng có một sự thật là không ai có thể sống mà không cần đến tiền bạc.  

 

Nhà văn Mỹ Tyler Hick đã chỉ ra trong cuốn sách “Nghệ thuật sáng tạo trong nghề nghiệp”: Trong mười phương diện lớn dưới đây, có tiền thì cuộc sống sẽ càng tốt hơn.

1.     Của cải vật chất.
2.     Cuộc sống giải trí.
3.     Văn hóa giáo dục.
4.     Kết giao bạn bè.
5.     Du lịch.
6.     Chữa bệnh.
7.     Những hậu thuẫn về kinh tế sau khi về hưu.
8.     Tăng thêm lòng tự tin.
9.     Hưởng thụ cuộc sống tự tại.
10.  Thể hiện bản thân mình.
 

Lịch sử đã chứng minh: Tiền bạc trong bất cứ xã hội nào đều là thứ vô cùng hữu hiệu, nó có thể khiến con người cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Khi con người tạo ra của cải cũng là có cống hiến quan trọng nhất cho mọi người và xã hội. 

Tiền không phải là vạn năng nhưng không có tiền thì không thể làm gì được. Vì vậy, mỗi người đều cần phải có một số tài sản nhất định như: Nhà cửa, phương tiện đi lại, đồ gia dụng,… mà những thứ này đều phải có tiền mới mua được. 

Ý thích của con người là vô tận. Sau khi đã có thứ này, người ta lại mơ ước có những thứ khác tốt hơn. Trong cuộc sống hiện tại, tiền bạc được đánh giá như là thành công, nó có thể làm được rất nhiều việc tốt. Chẳng hạn: Henry Ford, Thomas Edison… họ đều có qũy tài sản. Cho đến nay, quỹ của họ đã có tới 1 tỷ USD trở lên. Hàng năm, số tiền mà họ rút ra làm từ thiện trong quỹ này lên tới 200 triệu USD. 

Trong quá khứ, không có tiền, con người sẽ trở thành nô lệ. Còn ngày nay, sự nghèo khổ hủy diệt lòng tự tin, chí tiến thủ. Nếu lại có thêm nợ nần nữa thì ai cũng sẽ thấy cuộc sống của mình trở nên bi đát.

Những người mang nợ thường không xử lý công việc một cách hoàn thiện, cũng rất khó được người khác tôn trọng. Vì thế rất nhiều mục tiêu tốt đẹp khác của họ đã không có cách nào thực hiện được.
 

Những người mang nợ tự nhiên sẽ không có tâm trạng tốt để dồn sức vào lý tưởng và sự nghiệp của họ. Kết quả là cùng với thời gian, trong ý thức họ đã xuất hiện những tư tưởng rất hạn chế với bản thân, khiến bản thân mình bị vây chặt bởi một bức tường cao của sự sợ hãi và hoài nghi, mãi mãi không tháo gỡ được. 

Tất nhiên, trong vấn đề nợ có “nợ tốt” và “nợ xấu”. “Nợ tốt” (vay tiền để đầu tư, làm ăn) giúp bạn kiếm được tiền, “nợ xấu” (vay tiền để mua sắm hưởng thụ) khiến bạn mất tiền.  

Nhìn nhận tiền bạc như thế nào? 

Bạn đừng hồ nghi về sức mạnh của đồng tiền, nhưng cũng cần nhìn nhận vấn đề tiền bạc một cách đúng mực, bởi trong cuộc sống vẫn có những người là tỷ phú về mặt kinh tế nhưng lại là một kẻ ăn mày về mặt tinh thần. Đó thường là những người quá coi trọng tiền bạc đến mức vứt bỏ cả danh dự, gia đình và sức khỏe.  

Trong cuộc sống cũng có những kẻ vì tiền mà bất chấp tất cả như: đi ăn trộm, ăn cắp, cướp giật, chiếm đoạt, lừa đảo, làm ăn phi pháp. Đó không phải là cách kiếm tiền. Tiền đó không phải của bạn. Cái gì không phải của mình thì đừng động đến. Trong tự nhiên có luật nhân quả, gieo gì gặt nấy vô cũng hữu hiệu. Đừng bao giờ ngộ nhận kẻo phải chịu sự trừng phạt đau đớn bạn nhé!

Trần Hòa 
Thăm dò ý kiến Nhận xét của bạn về trang web này?
 
43%
 
23%
 
28%
 
4%