Vì sao quảng cáo phải tạo được cảm xúc?

Ngay từ những năm 1990, giới thần kinh học đã chứng minh rằng: con người không bao giờ quyết định chỉ đơn thuần dựa vào lý trí. Nghĩa là, dù chúng ta có suy nghĩ nát óc trước khi đưa ra quyết định thì cuối cùng vẫn phải chịu sự chi phối của cảm xúc, bản năng và trực giác của mình.
 

Cảm xúc – một thuộc tính của người tiêu dùng 

Tuy lớp thần kinh vỏ não phát triển cao của chúng ta cho phép thực hiện những thành quả tuyệt vời về lý luận và phân tích. Nhưng nó vẫn bị lệ thuộc vào bộ não sinh học, bị cảm xúc chi phối. 

Một nghiên cứu của trường đại học Whashington khi phân tích não bộ cho thấy: Mỗi khi con người có một sự lựa chọn nào đó trong cuộc sống, người ta cần phải có chút cảm nhận về kết quả của sự lựa chọn ấy theo tiềm thức hay trực giác. Rồi con người sẽ chọn lựa theo đúng sự cảm nhận này. 

ngay với những việc đơn giản nhất như mặc áo, chải đầu tóc hay tắm giặt…trí óc của chúng ta vẫn luôn bị chi phối bởi các trung tâm cảm xúc. Trong thói quen tiêu dùng, một người mua hàng hóa, dịch vụ cũng làm theo những cảm xúc sâu kín nhất của mình. Nghiên cứu từ thập niên 1990 đã cho thấy, có tới 51% khách hàng nhớ được yếu tố hợp lý nhất của những hàng hóa họ vừa chọn là giá của món hàng đó. 

Khoa học cũng đánh giá cao tầm quan trọng của cảm xúc trong việc xây dựng thương hiệu. Năm 2002, khoa tâm lý học, trường đại học CaliforniaLos Angeles (Mỹ) đã công bố một nghiên cứu về mức độ con người nhận ra một số từ ngữ. Nó cho thấy rằng: bán cầu não phải chuyên về cảm xúc đóng một vai trò lớn hơn trong việc xử lý các tên thương hiệu, so với khi xử lý các danh từ bình thường. 

Rõ ràng chúng ta luôn suy nghĩ bằng cảm nhận và cảm xúc. Bản  năng của chúng ta dò tìm và cảm nhận được những gì tốt hay xấu. Tư tưởng của con người theo tự nhiên là cố gắng cân bằng 6 tính cách: lương tri, đạo đức, trí tưởng tượng, trực giác, kí ức và cuối cùng mới là lý trí. Tính trung bình trong siêu thị, tiến trình này chỉ mất khoảng 12 giây và trong 85% trường hợp mua hàng, chỉ có thương hiệu được chọn mới bán được. 

Vì sao quảng cáo phải tạo được cảm xúc?

Lý do khiến chúng ta ủng hộ giải pháp quảng cáo cần tạo nên tính cảm xúc là vì: 

Thứ nhất, do khoảng cách khác biệt về chức năng sản phẩm dễ dàng được lấp đầy trong vài tháng hay thậm chí vài tuần, nên những thương hiệu tập trung xây dựng mối liên kết mang tính cảm xúc sẽ không dễ bị thua kém trước một đối thủ luôn đổi mới sản phẩm. 

Thứ 2, cảm xúc cho ta con đường tắt đi vào lòng người bởi hiện nay, quảng cáo xuất hiện nhan nhản khắp mọi nơi, thế giới đã bão hòa thông tin rồi. Sự thành công của những thương hiệu có yếu tố cảm xúc cao như NIKE, Starbucks hay Apple đã làm cho chúng ta hiểu thêm về sức mạnh của cảm xúc đối với việc đem lại những kết quả tài chính lành mạnh. 

 Một quảng cáo của NIKE


Bài học về sự thành công nhờ áp dụng luật cảm xúc
  

Hãng Andrex của Anh đã tìm cách thoát khỏi mối nguy cạnh tranh bằng cách đi trực tiếp vào tình cảm của các bà nội trợ. Thay vì giảm giá hay dùng những biện pháp liều lĩnh khác, nhà tiếp thị của thương hiệu ấy đã quyết định hợp lý khi tận dụng nét quyến rũ của con chó con làm người phát ngôn cho thương hiệu. Điều đó có kết quả tốt đến nỗi doanh số của Andrex còn tăng trưởng tốt hơn trong thời kỳ nguy hiểm này. Và cứ mỗi dịp lễ Giáng sinh đến, người ta lại thấy hình ảnh một chú chó con trên màn hình nước Anh đang trượt vào một mặt ao đóng băng và chơi đùa với cô ngỗng. Thật là một thành tựu ngoạn mục đối với sản phẩm khăn giấy. Nó gợi lên cảm xúc ấm áp dễ chịu tuyệt vời trong lòng khách hàng tiềm năng. 

Một chiến dịch quảng cáo thành công cho thương hiệu Diesel. Quảng cáo ấy dùng cảm xúc để làm cho chúng ta mỉm cười. Nhưng nét khôi hài được tính toán cẩn thận, vừa phải. Mẩu quảng cáo làm cho những khách hàng của Diesel trông như những con người sành sỏi, thông minh, không bị những phương pháp lố bịch của thế giới tiếp thị lừa gạt. 

Việc bán cảm xúc cho khách hàng là một việc làm hết sức khó khăn. Tuy không phải mọi thương hiệu thành công đều khai thác được những cảm xúc như vậy. Nhưng nếu nắm bắt được khoảng trống cảm xúc, quảng cáo sẽ rất lôi cuốn và vượt xa câu chuyện hợp lý của thương hiệu.

Adcentral 

Thăm dò ý kiến Nhận xét của bạn về trang web này?
 
43%
 
23%
 
28%
 
4%