Thành công của quảng cáo phụ thuộc vào năng lực tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng chưa hẳn một ngân sách nhỏ sẽ dẫn đến một kết quả kém.
Trên thực tế vẫn có những doanh nghiệp nhỏ nhưng vẫn chứng tỏ được năng lực cạnh tranh của mình bên cạnh những đại gia hùng mạnh, miễn là bạn biết cách.
Bạn có thể áp dụng một số cách thức để xác định tỷ lệ chi cho quảng cáo sau đây:
1. Chi theo khả năng: Đây là cách phổ biến nhất ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Chi theo đối thủ cạnh tranh: bạn phải theo dõi sát sao đối thủ cạnh tranh của mình.
3. Dành riêng ngân sách cho quảng cáo từ doanh thu: Chẳng hạn, trong ngành thực phẩm, các nghiên cứu chỉ ra nên dành 1% đến 6% doanh thu bán hàng cho quảng cáo. Đối với ngành quảng cáo là 4,3%. Ngành mỹ phẩm tỷ lệ lên tới 55%.
4. Đầu tư tương thích với mục tiêu doanh số: Tức là, nếu bạn quyết định đầu tư 200.000 đ cho 1 sản phẩm bán ra ở Thanh Hóa và doanh số ước tính là 200 chiếc, ngân sách tương ứng là 40.000.000 đ.
Dù bạn áp dụng cách thức nào thì hãy luôn ghi nhớ rằng: Thị phần của công ty sẽ tỷ lệ thuận với ngân sách đầu tư. Bạn muốn nắm giữ 25% thị phần hãy đầu tư 25% cho ngân sách quảng cáo!
TỶ LỆ QUẢNG CÁO
(% ngân sách trên doanh thu bán hàng)
Ngành sản xuất kinh doanh
|
Tỷ lệ ngân sách
quảng cáo
|
Bán lẻ
|
2%
|
Viễn thông
|
0,5 – 1%
|
Thực phẩm
|
1 – 6%
|
Đồ gia dụng
|
1 – 3%
|
Xe hơi
|
1 – 6%
|
Thiết bị ảnh
|
1 – 5%
|
Bột giặt
|
3 – 11%
|
Dược phẩm
|
2 – 14%
|
Hóa chất
|
0,5 - 4%
|
Hàng không
|
1 – 3%
|
Nước uống có cồn
|
1,5 – 9%
|
Nước giải khát
|
3,5%
|
Thông tin và giải trí
|
1,5 – 7%
|
Mỹ phẩm
|
2 – 55%
|
Bánh kẹo
|
4 – 10,5%
|