Làm phim quảng cáo là một quá trình nhiều bước, với yêu cầu khác nhau nhằm tạo ra những video giúp đưa thông điệp truyền thông tác động tới nhận thức và hành vi của cộng đồng, tạo cảm hứng cho mọi người hành động.
Phim quảng cáo là gì?
Phim quảng cáo còn được gọi là quảng cáo truyền hình, viết tiếng Anh là television advertisement hay television commercial (viết tắt là Tvad, TVC). Theo Wikipedia, phim quảng cáo còn được gọi đơn giản là commercial hay advert. Ở Việt Nam, phim quảng cáo thường gọi là TVC, với hàm ý chỉ những video dạng ngắn 10 giây, 15 giây, 20 giây và tối đa là 30 giây. Nhưng trên thực tế, nó gồm nhiều dạng khác nhau, chứ không chỉ những đoạn video dài 10 - 30 giây.

Một cảnh quay phim quảng cáo từ năm 1948. Sản phẩm là máy sục khí mà người phụ nữ cầm trên tay.
Ban đầu, phim quảng cáo sử dụng để phát sóng trên truyền hình, ở dạng "phim câm" tức là chưa có kỹ thuật thu âm như bây giờ. Về sau, phim còn được phát trên các phương tiện khác như: Website, kênh Youtube, trang Facebook, rạp chiếu phim, trong hệ thống màn hình led ở siêu thị… Đặc biệt, với sự phát triển của tiếp thị kỹ thuật số (từ những năm 1990 và 2000 đến nay) đã thay đổi cách các tổ chức và doanh nghiệp sử dụng công nghệ để tiếp thị. Các nền tảng kỹ thuật số ngày càng được tích hợp vào các kế hoạch tiếp thị, thay thế cho những phương thức truyền thống trước đây. Điều này là để thích ứng với những sự thay đổi thói quen của người dùng. Mọi người sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để thỏa mãn nhu cầu khám phá và mua sắm của mình thay vì ghé thăm các cửa hàng vật lý. Các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số đang trở nên phổ biến và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Lịch sử của phim quảng cáo
Sau khi quảng cáo thương mại trên truyền hình được Ủy ban Thông tin Liên Bang Mỹ chấp nhận, vào lúc 14h29, ngày 1/7/194, quảng cáo truyền hình chính thức được phát sóng lần đầu tiên. Đó là đoạn phim về hãng đồng Bulova Watch. Hãng này đã trả 9 USD cho New York City NBC, chi nhánh của WNBT (nay là WNBC) để có 10 giây lên hình, trước trận bóng rổ giữa hai đội Brooklyn Dodgers và Philadelphia Phillies. Video quảng cáo này chỉ có cảnh một chiếc đồng hồ Bulova nằm trên tấm bản đồ Mỹ, với một giọng nói đọc: "America runs on Bulova time!" (Nước Mỹ chạy bằng thời gian của Bulova).

Phim quảng cáo đầu tiên được phát sóng
Giai đoạn này chỉ là phim câm vì lúc bấy giờ chưa phát minh được phương pháp thu âm đồng bộ. Tuy nhiên, người ta vẫn tạo ra được những bộ phim tạo được sự quan tâm đặc biệt của mọi người.
Phạm vi áp dụng của phim quảng cáo
Doanh nghiệp sử dụng phim quảng cáo vì mục tiêu kinh doanh. Họ có thể quảng cáo mọi thứ sản phẩm, dịch vụ mà luật pháp cho phép. Các cơ quan nhà nước, tổ chức thường sử dụng phim để truyền đi các thông điệp nhằm tác động tới nhận thức và hành vi của cộng đồng. Họ phát quảng cáo cho các mục tiêu như: Bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền lợi ích công cộng nói chung, vận động từ thiện, cổ động bầu cử...
Tại Mỹ và nhiều quốc gia, trong các chiến dịch tranh cử, chính trị gia được phép dùng quảng cáo truyền hình. Hiệu quả của quảng cáo truyền hình là rất thành công và được phổ biến ở tất cả các cuộc bầu cử. Vai trò của nó lớn tới mức người ta cho rằng: một nhà chính trị sẽ không có khả năng giành được chiến thắng trong một chiến dịch bầu cử nếu không có quảng cáo truyền hình. Tuy nhiên, tại một số quốc gia khác như Pháp, Nhật Bản…việc này lại bị cấm.
Đặc điểm của phim quảng cáo
Tính hấp dẫn
Là một dạng quảng cáo, nhưng có rất nhiều video có sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Nhiều quảng cáo truyền hình thu hút không chỉ ở phần hình ảnh video mà còn bởi âm nhạc, những cụm từ gây ấn tượng và dễ nhớ. Nó thậm chí còn đọng lại trong tâm trí người xem suốt một thời gian dài sau khi chiến dịch quảng bá kết thúc. Ví dụ câu "Where’s the Beef?" (Thịt bò đâu nhỉ?) được Walter Mondale dùng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã trở nên rất phổ biến trong xã hội sau đó.

"Thịt bò đâu nhỉ" được Walter Mondale dùng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ.
Hay như dòng thông điệp "I’ve fallen and I can’t get up" (Tôi đã gục ngã và tôi không thể đứng dậy) đã được nói trong một quảng cáo truyền hình cho một công ty bảo vệ và báo động y tế có tên là LifeCall, trong quảng cáo bắt đầu chạy vào năm 1987. Động lực đằng sau những hệ thống báo động y tế này là nhiều người cao tuổi ngày nay sống ở nhà một mình và có thể đột nhiên thấy mình nguy hiểm y tế mà không có ai (và không có điện thoại) gần đó để giúp họ. Sản phẩm giải quyết mối lo ngại này bằng cách cung cấp cho người đăng ký một mặt dây chuyền nhỏ, đeo quanh cổ tay hoặc cổ; Khi cần, người mặc nhấn nút trên đó, và người đó ngay lập tức được liên hệ với nhân viên điều phối, người có thể cử nhân viên y tế, lính cứu hỏa hoặc các hỗ trợ khẩn cấp khác.

Thông điệp rất ý nghĩa "I've fallen and I can't get up!" trong phim quảng cáo LifeCall
Có những chiến dịch quảng cáo kéo dài 20 năm và những dị bản của thông điệp trong đó còn kéo dài cả thập kỷ sau đó… Rõ ràng có nhiều quảng cáo gây dị ứng cho người xem, nhưng cũng có những quảng cáo khiến người ta không thể quên được.
Có yếu tố hài hước
Người ra rất hay đưa yếu tố hài hước vào phim quảng cáo, như một công cụ trong các chiến dịch tiếp thị sáng tạo. Đã có nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu vai trò của yếu tố hài hước và đúng là nó có thể tạo ra sức mạnh thuyết phục, lan truyền cho quảng cáo, nhất là trong kỷ nguyên số như hiện nay. Nhưng đó cũng là con dao 2 lưỡi. Từng có quan điểm cho rằng: Người ta không mua hàng của những thằng hề đâu!
Yếu tố hoạt hình và hí họa
Trong phim quảng cáo, hoạt hình và hí họa (tranh vẽ vui) thường được sử dụng. Ngoài ra, hoạt hình còn kết hợp với diễn viên thực. Điều này có thể tạo ra sức hấp dẫn rất lớn so với việc sử dụng diễn viên hay chỉ là trưng ra hình của sản phẩm, dịch vụ. Có những quảng cáo gây ảnh hưởng lâu dài đến hàng thập niên sau đó. Thí dụ đó là series quảng cáo sản phẩm ngũ cốc Kellogg. Trong đoạn phim dài 1 phút này có các nhân vật chính là Snap, Crackle và Pop. Một câu chuyện của thế cổ tích được tạo ra xoay quanh sản phẩm ngũ cốc Kellogg. Chắc chắn bất kỳ trẻ em nào xem clip này sẽ bị thuyết phục và mong muốn được nếm thử hương vị sản phẩm này.
Được thực hiện trong thời gian dài
Chiến dịch quảng cáo một khoảng thời gian dài, thậm chí lên tới gần 20 năm, có thể khiến mọi người phải bất ngờ, thậm chí là người xem bị…đánh lừa. Series quảng cáo Energizer Bunny (thỏ máy Energizer), là một thí dụ. Quảng cáo này bắt đầu từ cuối thập niên 80. Đó là một quảng cáo so sánh đơn giản, trong một căn phòng đầy những con thỏ chạy bằng pin đang gõ trống, tất cả đều phải gõ chậm dần... trừ một con… nó chạy bằng pin Energizer, "vẫn liên tục và liên tục và liên tục...". Bằng cách đó hãng sản xuất pin Energizer nhấn mạnh rằng: Pin của họ có thể chạy lâu hơn bất cứ loại pin tốt nhất nào.

Hình ảnh trong clip quảng cáo pin Energizer: "keeps going and going and going..."
Chiến dịch của hãng kéo dài trong gần 19 năm trời. Vì nó quá thành công nên sau này bị nhiều hãng khác “đánh cắp” ý tưởng.
Các loại phim quảng cáo
Đây là một dạng phim được sản xuất để phát trên những phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau như: truyền hình, internet, màn hình led trong siêu thị, màn hình led lớn ở đô thị… Để có được những nội dung video phục vụ cho các chiến dịch truyền thông của đơn vị, các cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp phải trả phí đi thuê dịch vụ. Nhà cung cấp dịch vụ thường là các đài truyền hình, các công ty truyền thông lớn có năng lực và kinh nghiệm. Họ sử dụng các video quảng cáo này để quảng bá một thông điệp nào đó cho cộng đồng như: Các biện pháp phòng chống dịch covid – 19, phòng chống tai nạn thương tích, xóa đói giảm nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường… Các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp lớn) thường phát video để giới thiệu sản phẩm, quảng cáo hay khuyến mại một món hàng nào đó...

Quảng bá trên truyền hình luôn được các doanh nghiệp lớn ưu tiên
Sự đa dạng của các phương tiện truyền thông cũng khiến phim quảng cáo trở nên đa dạng, bao gồm những video rất ngắn, từ 10 – 30 giây, cho đến các chương trình dài để cung cấp thông tin đặc biệt (infomercial). Khi xem TV, video trực tuyến, nhất là các trang mạng xã hội, chúng ta sẽ thấy phim quảng cáo thể hiện rất đa dạng, sáng tạo, chứ không bó buộc ở khải niệm chỉ là những TVC như nhiều người thường nghĩ. Hình thức của phim quảng cáo cũng rất phong phú, từ video, phim nhựa đến animation.
Thực tế cung cấp dịch vụ làm phim quảng cáo Adcentra nhận thấy: Mỗi cơ quan, tổ chức thường có một nhu cầu khác nhau. Có đơn vị cần làm TVC quảng cáo, có những đơn vị lại muốn thuê dịch vụ quay phim, làm phim doanh nghiệp, edit video, phim tài liệu, phóng sự truyền hình, video training...
Làm TVC thì hầu như chỉ có các cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp lớn là hay sử dụng vì có nguồn lực. Còn doanh nghiệp nhỏ thường hiếm khi làm TVC, bởi không có ngân sách để phát sóng trên đài truyền hình. Họ thường chú trọng làm phim giới thiệu doanh nghiệp, video giới thiệu sản phẩm...để trả lời 03 câu hỏi mà khách hàng quan tâm: Bạn là ai? Bạn đem lại giá trị gì? Lý do nào để khách hàng tin bạn?
Cách làm các loại phim quảng cáo
Sản xuất TVC quảng cáo
Mặc dù chỉ có tối đa 30 giây ngắn ngủi, nhưng việc sản xuất TVC quảng cáo ở một số Agency có vẻ khá phức tạp, với đội ngũ nhân sự và máy móc hiện đại. Có những giai đoạn, người ta còn phải đem ra nước ngoài để làm hậu kỳ. Chi phí sản xuất TVC là cực kỳ đặt đỏ, chỉ cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn mới hay sử dụng hình thức này để chủ yếu phát sóng trên các đài truyền hình.
Giữa một thế giới ngợp quảng cáo, làm thế nào để trở nên nổi bật, có hiệu quả là mối quan tâm lớn. Do đó, trong suốt các thập kỷ qua, người ta đã nghĩ ra đủ loại ý tưởng sáng tạo để mẩu quảng cáo nhận được sự chú ý của người dùng. Trải qua năm tháng, người ta đã rút ra 10 ý tưởng quảng cáo truyền hình mang lại hiệu quả tốt, cho dù trong đó có những phương pháp đã có từ nhiều thập niên rồi. Chẳng hạn như yêu tố hài hước, các minh chứng, chứng thực, cận cảnh thuyết trình, yếu tố cảm xúc...
Sản xuất phim doanh nghiệp
Khác với TVC, phim giới thiệu doanh nghiệp có thời lượng dài hơn, thường từ 3 - 10 phút, tùy theo yêu cầu của từng đơn vị. Nội dung đề cập tới nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp như: Tầm nhìn, sứ mệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, nhà máy, kho tàng, hệ thống phân phối, vận chuyển, sản phẩm, dịch vụ... Tùy từng ý tưởng, ý đồ truyền tải khác nhau mà phim sẽ đề cập đến những nội dung khác nhau hoặc bao quát toàn bộ các vấn đề của doanh nghiệp.

Quay phim quảng cáo doanh nghiệp
Do vậy, khi có nhu cầu nội dung video để truyền thông, doanh nghiệp sẽ phác họa ý tưởng hoặc nhà cung cấp đề xuất. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho nhà sản xuất phim tác nghiệp ghi hình hoạt động của đơn vị và phỏng vấn lấy ý kiến của người lao động, cán bộ chuyên môn và đại diện lãnh đạo đơn vị... Sau đó, hai bên sẽ thống nhất phần lời bình (thuyết minh), thu âm và tiến hành dựng phim. Doanh nghiệp sau khi nhận bản Demo sẽ tiến hành duyệt, yêu cầu chỉnh sửa (nếu có). Sản phẩm được giao cũng là lúc hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán theo như hợp đồng đã ký kết. Doanh nghiệp nhận bàn giao sản phẩm và sử dụng cho bất kỳ mục đích nào của mình. Họ có thể sử dụng phát sóng trên đài truyền hình, dùng trong cho hội nghị, hội thảo, gửi cho đối tác, đăng tải lên website, các trang mạng xã hội...để tiếp cận với khách hàng của mình.
Video giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
Dạng video này được sản xuất rất nhiều trong những năm qua. Thông quá các mô tả cụ thể, doanh nghiệp muốn giới thiệu với người tiêu dùng những giá trị của sản phẩm, dịch vụ cùng những bằng chứng để khách hàng tin tưởng.
Nhà sản xuất phim sử dụng máy quay, góc quay, kết hợp với ánh sáng hợp lý để ghi lại những hình ảnh đẹp nhất về sản phẩm dịch vụ. Tùy theo ý tưởng thể hiện khác nhau mà người ta có thể bố trí thêm nhân vật trải nghiệm sản phẩm, quay lại quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hay chỉ ghi hình đơn thuần về sản phẩm. Sau đó, họ cũng làm tương tự các bước như khi sản xuất phim doanh nghiệp.
Nhiều video sử dụng đánh giá của người dùng, cơ quan chức năng, giới chuyên gia...để tăng thêm phần thuyết phục. Nhiều doanh nghiệp giới thiệu riêng lẻ các sản phẩm của họ, nhưng cũng có những doanh nghiệp tiến hành giới thiệu chung trong một video...Nhìn chung, đây là một quá trình sáng tạo, không bị giới hạn về mặt thời lượng, miễn sao đạt được ý đồ truyền tải nội dung.
Phim truyền thông thay đổi hành vi
Cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế thường sử dụng loại phim này phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng về những vấn đề lớn của XH như: Phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích, vệ sinh môi trường...Một số doanh nghiệp lớn, khi thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, cũng thường thuê làm phim truyền thông để phục vụ cho các hoạt động nhân đạo của mình.
Khi có nhu cầu, các cơ quan này liên hệ với nhà cung cấp mà họ tin tưởng để ủy thác việc sản xuất video. Cách thức thực hiện cũng tương tự như khi sản xuất các dòng video khác. Điểm khác biệt nếu có thường nằm ở yêu cầu khắt khen hơn về mặt ý tưởng, chất lượng hình ảnh và nghệ thuật truyền tải thông tin. Rất nhiều video thể hiện bằng tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) hoặc nội dung tiếng Việt nhưng phụ đề bằng tiếng nước ngoài.
Quy trình làm phim quảng cáo
Phim quảng cáo giống như mỗi tác phẩm nghệ thuật khác, cần bảo đảm các giá trị nội dung và nghệ thuật. Kết cấu mỗi video quảng cáo bao gồm phần video, ảnh, âm nhạc, lời nói, hiệu ứng, kỹ xảo, lời bình (thuyết minh), tít chữ (tiêu đề, phụ đề)... Sau khi được duyệt kịch bản, công ty làm phim quảng cáo sẽ cử ekip thực hiện quay phim, về viết lời bình, thu âm, rồi tiến hành edit video. Đó là một quá trình gồm rất nhiều kỹ năng, nhiều người tham gia.
Để hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến làm phim quảng cáo, mời bạn theo dõi video sau:
Clip giới thiệu dịch vụ làm phim quảng cáo của Adcentral
Tại Adcentral, quy trình sản xuất phim quảng cáo được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu
Hiện nay, hệ thống tiếp nhận yêu cầu của Adcentral là tương đối đa dạng, bao gồm: Trang web của Công ty, Fanpage, kênh Youtube... Địa chỉ email: contact@adcentral.vn
Bước 2: Đưa ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng
Ở bước này, Adcentral sẽ làm rõ yêu cầu, tư vấn và đưa ra phương án tốt nhất cho khách hàng.
Bước 3: Đề xuất ý tưởng
Adcentral đề xuất các phương án ý tưởng tốt nhất để khách hàng lựa chọn, đồng thời cập nhật những thông tin, yêu cầu mới để chương trình đạt chất lượng cao nhất.
Bước 4: Lên phương án thực hiện
Chúng tôi thường có phương án thực hiện cụ thể, chi tiết, trên cơ sở bàn bạc và được sự thống nhất của khách hàng.
Bước 5: Triển khai ghi hình
Adcentral bố trí nhân sự, trang thiết bị để tác nghiệp đúng nội dung, địa điểm đã chuẩn bị. Tùy theo từng chương trình khác nhau mà sẽ có phương án ghi hình hoạt động của đơn vị, lấy ý kiến phỏng vấn...
Xem thêm:
Quay phim quảng cáo sản phẩm
Bước 6: Viết lời bình (thuyết minh)
Với TVC thì lời thoại, thuyết minh được chuẩn bị trước. Nhưng với những thể loại phim quảng cáo khác thì việc viết lời bình được tiến hành sau. Nội dung có thể là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Bước 7: Thu âm
Sau khi phần lời bình hoàn thành, Adcentral sẽ tiến hành thu âm tại phòng thu chuyên nghiệp, bởi những giọng đọc phù hợp với từng chủ đề.
Bước 8: Edit video
Sau khi ghi hình, lấy ý kiến phỏng vấn, file âm thanh thì khâu tiếp theo sẽ tiến hành dựng phim bằng phần mềm chuyên dụng. Đây là quá trình sáng tạo quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều tới giá trị nội dung và nghệ thuật của chương trình.
Bước 9: Duyệt chương trình
Adcentral gửi bản Demo để khách hàng xem, đóng góp ý kiến và hiệu chỉnh (nếu có).
Bước 10: Bàn giao sản phẩm
Adcentral tiến hành bàn giao sản phẩm đảm bảo giá nội dung và nghệ thuật, thực hiện chính xác, đúng yêu cầu của khách hàng. Hỗ trợ khách hàng sử dụng sản phẩm một cách thuận tiện nhất.
Bạn có nhu cầu làm phim quảng cáo, vui lòng gửi yêu cầu cụ thể tới địa chỉ email: contact@adcentral.vn
Bạn có nhu cầu học làm phim quảng cáo chuyên nghiệp thì tham khảo và đăng ký tham gia khóa học tại đây: lamvideo.net