1. Đặt mục tiêu thực tế và khả thi
Tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí bạn đầu tư (ROI) không chỉ là vấn đề cân nhắc sau sự kiện. Bạn phải lập kế hoạch ROI ngay từ đầu và tiếp tục đo lường ROI sau sự kiện kết thúc. Mục tiêu của bạn không nên chỉ giới hạn trong mô hình đăng ký và tham dự. Một mục tiêu tốt sẽ giúp tác động tốt đến doanh thu của doanh nghiệp.
Dựa trên các số liệu khác nhau, bạn nên xây dựng mô hình trước để thấu hiểu và tiện cho việc đánh giá ROI. Ví dụ: nếu bạn tổ chức một sự kiện nhưng toàn thu hút nhầm đối tượng tới tham dự, bạn sẽ làm tăng chi phí của mình mà lại không có ảnh hưởng tích cực nào đến doanh thu của đơn vị. Mô hình sự kiện cần được xem xét thấu đáo để thu hút được những người tham dự đủ điều kiện. Điều này có ý nghĩa thực sự quan trọng với những sự kiện được tổ chức theo kiểu truyền thống, còn sự kiện online thì ít tốn kém hơn.
Bạn cũng nên sử dụng mô hình để lường trước các kịch bản có thể xảy ra. Trường hợp tốt nhất, trường hợp xấu nhất và rủi ro là gì? Bằng cách chuẩn bị cho tất cả những điều này, bạn có thể chủ động và quản lý được những rủi ro có thể xảy ra. Chương trình sự kiện tốt nhất là nên kết hợp các chiến lược đo lường một cách có chủ ý trước. Xác định xem cái gì, khi nào và cách bạn sẽ đo lường trong giai đoạn lập kế hoạch để có điểm chuẩn giúp thực hiện tốt chương trình của mình.
2. Hình thức và nội dung sáng tạo
Cho dù bạn đang tham gia vào một sự kiện online hay truyền thống, thì việc thể hiện một giao diện hợp lý sẽ giúp tạo cho khách hàng những trải nghiệm tốt về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Ngay cả với một sự kiện online, bạn sẽ phải suy nghĩ về cách gian hàng của bạn xuất hiện. Nó trông như thế nào, cách trình bày ra sao và những loại cuộc thi nào bạn có thể muốn kết hợp? Hãy thảo luận với nhóm của bạn để đưa ra những ý tưởng khả thi. Đồng thời cũng suy nghĩ về những yếu tố khác như: Đồng phục nhân viên, gian hàng, tài liệu quảng cáo, swag (phong cách) và các hạng mục khác.
Trong một biển đầy các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ, làm thế nào để gian hàng của bạn trở nên nổi bật và thành công là vấn đề khó. Bạn muốn tạo ra một sự hiện diện để những ai đi ngang qua phải dừng lại. Vậy thì nên cân nhắc sử dụng các trò chơi hoặc công cụ tương tác nào đó nhằm khơi dậy sự quan tâm của người tham dự. Quà tặng swag (phong cách) cũng là một cách tuyệt vời để lôi kéo ai đó dừng lại ở gian hàng của bạn.
3. Quảng bá đúng cách
Chúng ta đã đặt quá nhiều thời gian và năng lượng vào việc lên kế hoạch cho sự kiện của mình. Bây giờ là lúc bạn phải thực hiện việc quảng bá. Để tạo số lượng người đăng ký cao nhất, bạn cần kết hợp email, mạng xã hội, quan hệ công chúng và các loại quảng cáo trả phí khác để có được số lượng người tham dự như dự kiến.
Đối với một hội chợ thương mại lớn, bạn nên gửi một loạt email quảng cáo bắt đầu khoảng một tháng trước sự kiện diễn ra và cách nhau một tuần để cho phép mọi người lên kế hoạch cho việc tham dự. Hãy xem lịch quảng bá sự kiện mẫu dưới đây:
4. Quảng cáo đúng đối tượng
Cho dù bạn đang sử dụng loại quảng cáo nào, phân khúc là yếu tố quan trọng để có được những người tham dự phù hợp. Đảm bảo bạn dành thời gian vào việc quản lý chất lượng dữ liệu vì các danh sách này có thể được sử dụng lại cho những lần sau. Dữ liệu người tham dự cần thu thập đủ thông tin về: Chức danh, đơn vị, ngành nghề, vị trí…
Lưu ý: Chúng ta thường hay bỏ qua một việc quan trọng khi phân khúc quảng cáo đó là: Thử nghiệm thông điệp tiếp thị. Việc cần thiết là tiến hành thử nghiệm bằng cách đưa ra nhiều thông điệp khác nhau, chọn cái ưu việt nhất rồi mới quyết định đẩy toàn bộ chiến dịch quảng bá. Liệu khán giả của bạn có phản ứng tốt với thông điệp về quà tặng, chương trình ưu đãi hoặc thử nghiệm sản phẩm không? Bạn không biết cho đến khi bạn kiểm tra điều này.
5. Truyền thông trên mạng xã hội
Đẩy mạnh hoạt động trên các mạng xã hội trước, trong và sau sự kiện của bạn là rất quan trọng để thành công. Vì các sự kiện diễn ra trong thời gian thực, những người tham dự thường sử dụng các mạng xã hội để tương tác với những người tham gia khác trong môi trường sống. Dưới đây là một vài kênh bạn có thể sử dụng để thu hút người tham dự chương trình:
Twitter: Đây là một công cụ mạnh mẽ không chỉ để tiếp thị và quảng bá các sự kiện của bạn mà còn thu hút và kết nối với những người tham dự trong thời gian thực. Bạn nên thiết lập thẻ bắt đầu bằng #, lập lịch một chuỗi các tweet, tạo danh sách twitter và nhớ tweet trực tiếp.
Facebook: Đây là công cụ tuyệt vời để quảng bá sự kiện của bạn bằng những hình ảnh bắt mắt. Bắt đầu đăng 2-3 tuần trước các sự kiện và sử dụng kết hợp đồ họa tùy chỉnh và hình ảnh được chụp tại nơi diễn ra sự kiện để khuyến khích người tham dự đăng ký.
Google+: Tính năng sự kiện trên Google+ cho phép người dùng gửi lời mời tùy chỉnh và đồng bộ hóa với lịch Google khi người dùng xác nhận. Bạn cũng có thể tận dụng Google Hangouts để có được người có ảnh hưởng, khách hàng tiềm năng, khách hàng và những người tham dự khác trong cùng một địa điểm thảo luận về các sự kiện nổi bật.
LinkedIn: Sử dụng LinkedIn để quảng bá trang đăng ký của bạn và sử dụng các nhóm LinkedIn để có thêm sự thu hút.
6. Thiết kế chiến dịch theo dõi
Đảm bảo theo dõi sự kiện một cách phù hợp sẽ giúp bạn vượt xa trong cuộc cạnh tranh và giúp bạn có được một hình ảnh tốt trong tâm trí của khách hàng tiềm năng. Luôn lập kế hoạch trước khi sự kiện bắt đầu. Các email phải được viết và thiết kế, cuộc gọi cũng phải được lên kế hoạch…
Dưới đây là các bước bạn nên cân nhắc khi thiết kế các chiến dịch theo dõi của mình:
Danh sách khách hàng tiềm năng và tiêu chuẩn: Danh sách khách hàng tiềm năng là vấn đề quan trọng của bất kỳ sự kiện. Bản danh sách này được tạo trực tiếp khi đang diễn ra chương trình hoặc sau khi hội chợ triển lãm kết thúc.
Theo dõi email: Tất cả các email phải được viết trước khi sự kiện diễn ra. Nội dung nên tóm tắt sự kiện, mô tả…và kết hợp với các bài đăng trên blog sẽ giúp bạn tạo thông điệp email được chú ý.
7. Đo lường hiệu quả
Khi nói đến việc đo lường ROI, mỗi công ty có một cách làm khác nhau. Dưới đây là những cấp độ đo lường khác nhau mà bạn có thể tham khảo.
Bằng cách đo lường trạng thái tiến triển của người tham dự, bạn có thể xác định các chỉ số như: Số lượng người được mời, đã đăng ký, đã tham dự và không tham dự chương trình.
Ngoài ra, nên đo lường khách hàng tiềm năng theo vị trí của họ trong chu kỳ doanh thu và danh mục khách hàng tiềm năng. Trong biểu đồ dưới đây, bạn có thể thấy rằng đã có 1.433 người tham dự một trong những sự kiện Roadshow gần đây. Trong số đó, 669 là những người có thể coi là triển vọng, 32 là khách hàng tiềm năng hiện tại, 130 là cơ hội và 408 khách hàng hiện tại.
Trong số những người tham dự chương trình của bạn, cần xác định có bao nhiêu cơ hội được tạo ra, thu hút được bao nhiêu người đặt hàng và chi phí cho mỗi cơ hội là bao nhiêu?
Việc đo lường mức độ thành công của tiếp thị sự kiện giúp bạn biết chi phí bỏ ra và những lợi ích cụ thể thu về. Từ đó, có thể rút kinh nghiệm để điều chỉnh, làm tăng tính hiệu quả cho những chương trình kế tiếp.