Họ Đỗ Văn bây giờ đã phát triển là họ lớn trong làng, gồm 4 chi với tổng số hơn 380 đinh. Bao năm nay, con cháu trong họ luôn canh cánh nỗi niềm: làm sao có được nơi thờ cúng tổ tiên cho xứng với lịch sử truyền thống của dòng họ.
Xuân Lập là một xã thuần nông của huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã được hình thành từ xa xưa. Nơi đây có đền thờ Lê Hoàn (Lê Đại Hành) là một nhân vật lịch sử lớn - một anh hùng dân tộc giữ vai trò vô cùng quan trọng và có những cống hiến vĩ đại cho lịch sử đất nước hồi nửa cuối thế kỷ X.
Xuân Lập nói chung, làng Vũ Thượng nói riêng cho đến nay vẫn còn giữ được những nét đẹp của một ngôi làng cổ với nhiều công trình kiến trúc và những giá trị văn hóa truyền thống đậm màu của một làng quê Việt Nam.
Thời gian trôi đi, bao đổi thay đã diễn ra trên mảnh đất này nhưng tên làng Vũ Thượng vẫn không hề thay đổi. Dòng họ Đỗ Văn gắn với lịch sử của làng. Những truyền thống của cha ông xưa luôn được con, cháu các đời sau gìn giữ, tạo nên tiếng thơm cho cho làng với những nét đẹp văn hóa đặc biệt của riêng Vũ Thượng.
Bao truyền thuyết đã trở thành những giai thoại được mọi người kể cho nhau nghe như là một cách giải thích về sự ra đời của dòng họ về những điều linh thiêng, hệ trọng mà con cháu phải thấy đó để hiểu thêm về truyền thống cũng như để tự hào về vùng đất của mình.
Họ Đỗ Văn bây giờ đã phát triển là họ lớn trong làng, gồm 4 chi với tổng số hơn 380 đinh. Bao năm nay, con cháu trong họ luôn canh cánh nỗi niềm: làm sao có được nơi thờ cúng tổ tiên cho xứng với lịch sử truyền thống của dòng họ. Thế rồi sau bao cuộc họp bàn, phương án đóng góp xây dựng nhà thờ cũng đã được mọi người thông qua. Dù đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng mọi người luôn trên dưới một lòng, đem hết khả năng, đóng góp tiền của, công sức để nhanh chóng hoàn thiện công trình.
Công trình khởi công từ ngày 21/8 đến ngày ngày 8/10 năm Canh Dần thì hoàn thành.
Khu nhà thờ họ được đánh giá là một công trình kiến trúc có giá trị. Đó là kết tinh của một thời đại kiến trúc và tinh hoa của con người Vũ Thượng. Trước thách thức của xu hướng đô thị hóa với những nét kiến trúc mới, họ Đỗ Văn vẫn có ý thức gìn giữ nếp xưa. Và chính điều đó đã làm tăng giá trị của những khu nhà thờ họ.
Nhà thờ họ Đỗ Văn được xây dựng trên khu đất rộng, nhìn ra cánh đồng bao la trước mặt. Đặc điểm nổi bật nhất của nhà thờ là phong cách kiến trúc truyền thống độc đáo với kết cấu gỗ vững chãi, bề thế. Tài năng của những người thợ được thể hiện rất rõ qua kỹ thuật chạm trổ tinh xảo ở những vì kèo: vừa chạm lộng, vừa khắc chìm.
Khu chính giữa trên bức đại tự ghi 3 chữ “Phúc mãn Đường” có nghĩa là “Phúc đầy nhà” – thể hiện mong muốn hạnh phúc cho tất thảy mọi người trong dòng họ. Cánh phải và trái của chính điện có hàng câu đối:
Bách thế bản chi thừa cựu ấm
Thiên thu hương hỏa tráng tân cơ
Có nghĩa là:
Phúc xưa dày lưu gốc cành muôn thủa
Nếp mới vững để để hương khói nghìn thu.
Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh
Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh
Có nghĩa là:
Tổ tiên tích đức nghìn năm thịnh
Con cháu nhờ ơn vạn đại vinh.
|