Phim tài liệu là được tôn vinh là “lương tâm thời đại”. Bởi vậy, sản xuất được một bộ phim tài liệu hay không phải là việc dễ dàng.
Phim tài liệu là gì?
Khái niệm về phim tài liệu có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Nhưng chúng tôi thỏa mãn nhất với nhà phê bình phim người Mỹ Pare Lorentz khi định nghĩa một bộ phim tài liệu là "một bộ phim thực tế đầy kịch tính". Phim tài liệu dựa vào những gì diễn ra trên thực tế, chứ không hư cấu như các thể loại phim khác. Còn Wikipedia định nghĩa phim tài liệu là "hình ảnh động phi viễn tưởng nhằm ghi lại một số khía cạnh của thực tại, chủ yếu với mục đích giảng dạy hoặc tái hiện lịch sử".
Trước năm 1900, phim tài liệu chỉ là những khoảnh khắc được ghi lại như: một chuyến tàu vào ga, một chiếc thuyền hoặc công nhân nhà máy hết ca làm việc… Những bộ phim này có thời lượng rất ngắn, và được gọi là phim "thực tế". Mãi đến năm 1926, thuật ngữ "phim tài liệu" mới được đặt ra. Những bộ phim thế hệ đầu tiên như phim do Auguste và Louis Lumière sản xuất, có thời lượng một phút hoặc ít hơn, do những hạn chế về công nghệ lúc bấy giờ.
Phim Repas de bébé (Baby's Dinner) 1895
Tháng 7 năm 1898 và 1901, giáo sư Gheorghe Marinescu, người Rumani, đã thực hiện nhiều bộ phim khoa học tại phòng khám thần kinh của mình ở Bucharest như: Walking Troubles of Organic Hemiplegy (1898), The Walking Troubles of Organic Paraplegies (1899), A Case of Hysteric Hemiplegy Healed Through Hypnosis (1899), The Walking Troubles of Progressive Locomotion Ataxy (1900) và llnesses of the Muscles (1901). Tất cả những bộ phim ngắn này đã được bảo tồn đến ngày nay.
Các loại phim tài liệu
Có nhiều loại phim tài liệu khác nhau, tùy thuộc vào nội dung và mục đích của phim. Dưới đây là một số loại phim tài liệu phổ biến:
Phim tài liệu khoa học
Các phim này thường tập trung vào các chủ đề khoa học, như vũ trụ, động vật hoang dã, tế bào và vi khuẩn, và các vấn đề môi trường.
Phim tài liệu lịch sử
Các phim này tập trung vào các sự kiện quan trọng của lịch sử, như các cuộc chiến tranh, các thay đổi chính trị và văn hóa, và các nhân vật lịch sử quan trọng.
Phim tài liệu xã hội
Các phim này thường tập trung vào các vấn đề xã hội, như giáo dục, y tế, đời sống văn hóa, và các vấn đề nhân quyền.
Phim tài liệu thể thao
Các phim này thường tập trung vào các môn thể thao và các vận động viên, như bóng đá, bóng rổ, quần vợt, đua xe, và các môn thể thao khác.
Phim tài liệu âm nhạc
Các phim này tập trung vào các nghệ sĩ, ban nhạc và lịch sử âm nhạc, từ những năm 1960 đến hiện nay.
Phim tài liệu du lịch
Các phim này thường tập trung vào các địa điểm du lịch trên toàn thế giới, từ các thành phố lớn đến các vùng đất hoang sơ và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Phim tài liệu nghệ thuật
Các phim này tập trung vào các nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật, từ hội họa và điêu khắc đến nhạc kịch và ballet.
Phim tài liệu thực phẩm
Các phim này thường tập trung vào các món ăn và nền văn hóa ẩm thực của các địa điểm khác nhau trên toàn thế giới.
Các bước làm phim tài liệu
Để có thể làm ra được một bộ phim tài liệu, người ta thường phải trải qua các công đoạn khác nhau, gồm viết kịch bản, tổ chức làm phim, ghi hình (còn gọi là tiền kỳ); hậu kì, duyệt tác phẩm rồi cuối cùng mới là trình chiếu hay phát sóng.
Lên kịch bản phim tài liệu
Viết kịch bản là công việc đầu tiên. Công việc này có thể chia thành ba bước là: làm đề cương sơ lược, đề cương chi tiết và kịch bản hoàn chỉnh.
Đề cương sơ lược, là một bản “đăng kí đề tài”, trong đó chỉ cần đưa ra ý tưởng, đề tài và cách thức làm phim. Nó giúp cho các cơ quan quản lí, điều hành và biên tập viên có những nhận xét cần thiết và sàng lọc bước đầu, dựa trên cơ sở những yêu cầu về nhiệm vụ chính trị, công tác thông tin tuyên truyền, tính khả thi của bộ phim.
Đề cương chi tiết là bước cụ thể hóa đề cương sơ lược. Đây là bước triển khai câu chuyện, cốt truyện với các nhân vật chính, sự kiện và những vấn đề có liên quan; địa điểm ghi hình, phương pháp thực hiện cũng như nội dung chủ yếu của từng đoạn và trường đoạn; thể loại và tư tưởng chủ đề của bộ phim.
Kịch bản phim tài liệu dài khoảng từ 10 đến 12 trang, tương ứng với một bộ phim có thời lượng từ 25 đến 30 phút. Kịch bản giúp cho người đọc hình dung được những gì sẽ diễn ra trong phim, hình ảnh, lời bình dự kiến, các thủ pháp kĩ thuật và nghệ thuật; việc sử dụng tư liệu và tài liệu; các cuộc phỏng vấn… v.v.
Tổng dự toán sản xuất phim tài liệu
Ngay khi kịch bản đã được thông qua, phải làm kịch bản phân cảnh, trong đó cụ thể hóa đến từng cỡ cảnh, khuôn hình, động tác máy quay, thời lượng, v.v. Dựa trên cơ sở kịch bản này, người ta mới có thể đưa ra được tổng dự toán của bộ phim, những yêu cầu về máy móc, phương tiện và cả “diễn viên quần chúng” nếu cần.
Quay phim tài liệu
Quá trình thực hiện cảnh quay ở hiện trường, tổ chức các cuộc phỏng vấn, tìm kiếm tư liệu, tài liệu mới là công việc vất vả. Chỉ thiếu một trong những yếu tố trên, bộ phim cũng khó mà thành công được. Và tất cả những công việc này, đạo diễn đều phải tự mình làm lấy vì chỉ có người này mới biết rõ mình cần cái gì và làm như thế nào để đạt được hiệu quả tối đa.
Dựng phim tài liệu
Giai đoạn hậu kì bao gồm những việc rất quan trọng còn lại, như sơ dựng, viết và đọc lời bình, chọn nhạc, hòa âm, bắn chữ và… trình duyệt. Lúc nào đạo diễn phải xem lại tất cả những hình ảnh đã ghi được; chọn lựa, sắp xếp lại theo trình tự đã ghi trong kịch bản phân cảnh hoặc kịch bản dựng, sao cho phù hợp với nội dung cần thể hiện; viết lời bình và tìm một giọng đọc nào đó cho phù hợp; kiểm tra thời lượng nếu dài phải cắt bớt.
Đạo diễn sẽ chọn và đưa ca khúc, nhạc không lời hay tiếng động vào phim. Cuối cùng là phần chữ, tên phim, phụ đề, lời bạt, đến cảm ơn…
Kết cấu và bố cục phim tài liệu
Phần mở đầu phim thường phải hết sức ngắn gọn, cô đọng nhằm thu hút sự chú ý của người xem, nhưng phải trả lời được các câu hỏi: Ai? (nhân vật ấy là ai, tuổi tác, giới tính, tiểu sử, nghề nghiệp…) hoặc cái gì? (sự kiện, sự việc chủ yếu mà bộ phim sẽ tập trung phản ánh); Ở đâu? (vị trí, địa điểm, quốc gia…); Bao giờ? (thời điểm, thời gian, thời kì lịch sử…); Tại sao? (nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh sự kiện hoặc mâu thuẫn, xung đột…). Cuối cùng, là như thế nào? (diễn biến, phát triển của câu chuyện…). Phần thắt nút có nhiệm vụ rất quan trọng là tạo ra cái cớ, hay lí do cho các nhân vật hành động. Phần phát triển và mở rộng mọi va chạm, mâu thuẫn, xung đột… đều được lần lượt triển khai thông qua hành động và mối quan hệ giữa các nhân vật với sự kiện và tình huống cụ thể.
Phần đỉnh điểm, cao trào mọi mâu thuẫn và xung đột đều được đẩy lên mức độ rất cao, dẫn đến tình trạng “tức nước vỡ bờ”, đòi hỏi tác giả nhanh chóng tìm cách mở nút, kết thúc vấn đề.
Phần kết thúc vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần làm nên thành bại của tác phẩm, cho thấy một cách trọn vẹn tư tưởng chủ đề, những ý nghĩa, bài học được rút ra và cả thái độ của tác giả. Người ta có thể sử dụng cách kết thúc bất ngờ, trọn vẹn hay kết “mở”, kết “lửng”, sử dụng lời bạt hay vĩ thanh… nhưng cũng không được kéo dài, nhằm tránh đem lại cảm giác lạm dụng hay giáo huấn vụng về đối với người xem.
Với những nhân tố kết cấu như trên, có thể tạo nên một bộ phim tài liệu theo trình tự thời gian; theo logic các mối quan hệ nội tại hoặc diễn biến của các sự kiện; theo mối quan hệ nhân quả và cuối cùng, theo sự hồi tưởng hoặc suy ngẫm.
Hình thức kết cấu theo trình tự thời gian là hình thức hay gặp nhất, có thể sử dụng trong tất cả các loại phim tài liệu, vì nó có khả năng tạo ra những câu chuyện rành mạch rõ ràng theo dòng chảy của thời gian và sự kiện, qua đó làm sáng tỏ tâm lí, tính cách nhân vật cũng như bản chất của sự việc, sự kiện v.v. Vai trò của tác giả không lộ rõ, nên tính khách quan, trung thực được đảm bảo cao hơn, mà người xem cũng dễ theo dõi hơn.
Kết cấu theo logic các mối quan hệ nội tại hoặc diễn biến của các sự kiện tỏ ra rất phù hợp với các thể phim tài liệu sự kiện hoặc vấn đề. Còn hình thức kết cấu theo mối quan hệ nhân quả ít được sử dụng hơn so với hai hình thức trên, vì nó dễ bị rơi vào một thứ luận đề hoặc đơn giản là minh họa cho một ý đồ sẵn có. Bù lại, cái tôi của tác giả với những nhận xét, thẩm định, đánh giá… lại dễ bộc lộ và gây được cảm xúc nhiều hơn, do đó hình thức này thường xuất hiện khá nhiều trong thể loại phim tài liệu nghệ thuật.
Hình thức kết cấu theo sự hồi tưởng hoặc suy ngẫm, thường được sử dụng trong các loại phim tài liệu chân dung. Sự hồi tưởng cũng phải có đủ sức nặng cần thiết, thì mới có thể thuyết phục được những người xem.
Những phương cách hay nhất để sản xuất bộ phim tài liệu hấp dẫn
Sản xuất một bộ phim tài liệu hấp dẫn đòi hỏi sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau, từ kịch bản, quay phim, âm thanh, chỉnh sửa đến phối hợp các thông tin liên quan đến chủ đề tài liệu. Dưới đây là một số phương cách hay nhất để sản xuất một bộ phim tài liệu hấp dẫn:
-
Nghiên cứu kỹ chủ đề: Việc nghiên cứu kỹ lưỡng về chủ đề tài liệu là điều cần thiết để có được tài liệu chất lượng cao. Tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc, nhân vật liên quan và các thông tin cơ bản về chủ đề, từ đó có thể dễ dàng tạo ra các câu chuyện thú vị và bố cục hợp lý cho bộ phim.
-
Lên kịch bản tốt: Kịch bản là bước quan trọng nhất để tạo ra một bộ phim tài liệu chất lượng cao. Kịch bản phải được viết sao cho có tính logic, đầy đủ các thông tin cần thiết, nhân vật được phát triển đầy đủ và có tính cách riêng biệt, từ đó tạo nên một câu chuyện hấp dẫn.
-
Tập trung vào nhân vật: Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của bộ phim tài liệu, bởi vì chính họ là người tạo ra câu chuyện. Tìm kiếm những nhân vật có tính cách độc đáo, những câu chuyện thú vị và sự khác biệt của họ. Tập trung vào việc phát triển nhân vật và tìm cách làm cho khán giả có thể đồng cảm với họ.
-
Quay phim chuyên nghiệp: Việc quay phim chuyên nghiệp là điều cần thiết để tạo ra bộ phim tài liệu chất lượng cao. Hãy đầu tư vào các thiết bị quay phim, máy quay chuyên nghiệp và các phụ kiện để có được hình ảnh sắc nét và âm thanh chất lượng.
-
Dựng phim xuất sắc: Dựng phim là bước quan trọng cuối cùng để tạo ra một bộ phim tài liệu chất lượng cao. Hãy tập trung vào việc phối hợp âm thanh, hình ảnh và các thông tin liên quan đến chủ đề tài liệu.
Dịch vụ làm phim tài liệu
Với kinh nghiệm thực hiện nhiều chương trình truyền hình cho cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp, Adcentral cam kết mang đến cho bạn giải pháp làm phim tài liệu hay, hấp dẫn; để lại nhiều cảm xúc tốt đẹp trong lòng những người xem chương trình.
Bạn có nhu cầu sản xuất phim tài liệu, vui lòng gửi thông tin cụ thể tới địa chỉ email: contact@adcentral.vn Hotline và Zalo: 0912163389